Chăm sóc thú cưng – Tẩy giun cho chó mèo

Tẩy giun cho chó mèo

Phần lớn chó mèo đều bị nhiễm giun tròn. Các loại kí sinh trùng khác cũng có thể xuất hiện ở chó mèo, nhưng nó không thường gặp. Sự kiểm tra giun tròn trước khi tẩy là một điều rất cần thiết, bởi vì nếu có sự xuất hiện của loại giun khác chúng ta có thể dùng loại thuốc có phổ tác dụng đến nhiều loại giun. Chó mèo khi mắc nhiều giun gây rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn, nôn, có hiện tượng mệt mỏi do giun phá. Nếu để nhiễm quá nặng có thể gây tử vong mà không có cách nào cứu chữa. Vì vậy bạn cần phải nhớ thật kỹ lịch tẩy giun cho chó mèo

6.1 Lịch tẩy giun.

Chó mèo con 2 tuần tuổi (trước khi trứng của giun tròn thoát ra ngoài qua phân).

Và được nhắc lại lúc 4, 6 và 8 tuần tuổi.

Sau đó 1 tháng 1 lần cho đến 6 tháng trở đi thì 3 tháng 1 lần.

Tiếp đến là 1 năm 1 lần và uy trì như vậy cho đến hết 1 vòng đời của 1 con chó mèo.

Lịch này sẽ giết hết giun sán.

6.2 Các loại thuốc tẩy giun.

(1) Thenium Closylate: Không dùng cho chó mèo đang bú mẹ, chó mèo mẹ kỳ tiết sữa nuôi con. Liều theo trọng lượng, có thể gây nôn.

(2) Espisprantel: Không dùng cho chó mèo dưới 7 tuần tuổi.

(3)Dichlovos: Không dùng cho chó mèo xác định có giun tim, bệnh gan, thận. Có thể tăng tác dụng chống bệnh ve rận của vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.

(4) Praziquantel: Có thể chế cả hai dạng thuốc: uống và tiêm.

(5) Milbemycin Oxime: Liều 1 viên/1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa. Dùng được cho chó mèo từ 8 tuần tuổi trở lên. An toàn cho giống chó mèo Collies.

(6) Ivermectin: Chỉ định phòng trị Bệnh giun tim chế dạng viên nhai. Dùng quá liều so với liều trị giun tim, đặc biệt với các giống chó mèo Chăn cừu (Herding breeds and their mix) như Bẹc-giê, lai bẹc giê, có thể gây tử vong..

(7) Pyrantel Pamoate: An toàn, dùng được cho chó mèo đang bú mẹ. Dạng thuốc: viên hoặc thuốc nước.

(8)Febendazole: Dạng hạt nhỏ, chưa có thông tin về tác dụng phụ.

(9) Piperazine: Thuốc giá thành rẻ, nhưng không được dùng quá liều.

(10) Mebendazole: Rất an toàn, Thuốc không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột làm rối loạn chuyển hóa, hấp thu đường glucid của giun sán. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó mèo. Nên dùng trong 3 ngày liền với chó mèo nghi nhiễm giun nặng.

6.3 Đặc trị:

1.Thenium Closylate: giun móc

2. Espisprantel: sán dây

3. Dichlovos: giun móc, giun đũa, giun tóc

4. Praziquantel: sán dây

5. Milbemycin Oxime: giun móc, giun đũa, giun tóc

6. Ivermectin: giun móc, giun đũa, giun tóc

7. Pyrantel Pamoate: giun móc, giun đũa

8. Febendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây

9. Piperazine: giun đũa

10. Mebendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây

Phương pháp cho chó uống thuốc dễ dàng.

Có nhiều con uống thuốc rất dễ nhưng cũng có con chó lớn rất sợ uống. Sau đây là 1 phương pháp cho mọi người tham khảo.

Chó không thích uống thuốc, chó luôn ngậm miệng chặt và phản kháng mãnh liệt. Một số con chó còn ợ ngược trở ra. Cả 2 trường hợp chó đều tiếp nhận thuốc với liều lượng rất ít.

Với một chút kiên nhẫn và kỹ năng bạn sẽ cho chó uống thuốc được dễ dàng. Trước khi bạn học được kỹ năng thì cách tốt nhất là bạn nhờ sự giúp đỡ của người khác.Vấn đề ở đây là làm sao cho con chó của bạn mở miệng. Người giúp đỡ bạn sẽ giữ con chó cho bạn đút thuốc cho nó. Bạn sẽ phải vừa vật lộn với con chó vừa đút thuốc vì chỉ khi con chó giãy thì nó mới mở miệng.

Cách dễ dàng nhất là đặt các viên thuốc vào đồ ăn của chó như là thịt viên vì chó thường đớp và nuốt trọn thức ăn do đó thuốc sẽ dễ dàng vào theo thức ăn. Có những con chó nó sẽ nhận ra thuốc trong đồ ăn, đối với những con chó này thì bạn sẽ phải đặt thuốc trực tiếp thuốc vào miệng chó.

Đây là cách cho chó uống thuốc rắn:

– Mở miệng chó bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra. Kéo môi trên xuống để phủ kín răng nó và giữ chặt hàm trên của nó. Nếu nó cố gắng cắn thì nó sẽ cắn vào môi nó ( điều này không thể xảy ra )

– Nghiêng đầu chó hướng lên trên, cách này sẽ làm cho chó mở hàm dưới

– Đặt thuốc vào trong miệng chó trên lưỡi sâu nhất có thể, sau đó giữ hàm dưới của nó lâu đến mức bạn có thể.

– Khi đã đặt viên thuốc vào rồi thì đóng mõm chó lại và giữ chặt.

– Vuốt nhẹ cổ chó cho đến khi nó nuốt viên thuốc xong. Một điều rất quan trọng là phải theo dõi nó nuốt viên thuốc xong chưa. Nếu không chó sẽ khạc thuốc ra ngay sau khi bạn bỏ tay.

You might like