Bệnh cúm ở chó và cách điều trị

Bệnh cúm ở chó gây ra bởi virus cúm type A H3N8. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ năm 2004. Chó bị bệnh có biểu hiện cảm cúm nhẹ và tự hồi phục, một vài trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng. Tuy nhiên khoảng 20 – 25% chó nhiễm bệnh không có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn thải virus ra môi trường và là nguồn lây nhiễm cho các cá thể khác

Dịch tễ học

  • Virus cúm chó thuộc họ Orthomyxoviridae.
  • Ngoài subtype H3N8, subtype H3Ncũng được phân lập trên chó mắc bệnh cúm tại Hàn Quốc năm 2009.
  • Virus bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng thông thường, virus mất khả năng hoạt động trong điều kiện 56oC trong vòng 30 phút hoặc trong môi trường pH thấp.
  • Virus được thải trừ ra ngoài môi trường do con bệnh ho, hắt hơi và thông qua dịch mũi. Cũng có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần. Virus có thể tồn tại hàng giờ trong dịch nhầy khô.
  • Cả H3N8 và H3N2 đều được tìm thấy trong dịch bài tiết đường hô hấp nhưng không tìm thấy trong phân.
  • Chó bị bệnh có thể thải trừ virus sau 7 – 10 ngày xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên.
  • Khoảng 20 – 25% chó không có biểu hiện triệu chứng bệnh nhưng vẫn thải trừ virus.
  • Thời gian nung bệnh virus cúm chó H3N8 khoảng 2 – 5 ngày, hầu hết các trường hợp xuất hiện bệnh sau 2 – 3 ngày.
  • Chó gây bệnh thử nghiệm với virus cúm H3Nsốt xuất hiện lần đầu sau 24 giờ, kéo dài 3 ngày, các triệu chứng lâm sàng khác xuất hiện sau 2 – 8 ngày sau gây nhiễm và kéo dài 5 – 8 ngày.

Triệu chứng bệnh cúm ở chó

  • Biểu hiện đường hô hấp thể nhẹ tương tự viêm phế quản (bệnh ho cũi chó).
  • Chó sốt nhẹ, ho dai dẳng liên tục và đôi khi mũi chảy mủ.
  • Tiếng ho nhẹ, ẩm hoặc khô và kéo dài 3 – 4 tuần.
  • Chó bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn. Trong trường hợp bệnh nặng, chó có biểu hiện sốt cao, nhịp thở tăng kèm theo các biểu hiện bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản.
  • Một vài trường hợp chết với hiện tượng xuất huyết đường hô hấp, triệu chứng này thấy ở chó đua và dương như hiếm thấy ở các giống cho cảnh.
  • Chó bị bệnh cũng có thể không có biểu hiện triệu chứng.
  • Dịch cúm chó H3N2 được phát hiện với biểu hiện nặng bệnh đường hô hấp như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, chó bị ho và chán ăn.
  • Chó gây bệnh trong phòng thí nghiệm có biểu hiện sốt, hắt hơi, ho và chảy nước mũi.
  • Chó nuôi nhốt, tỷ lệ cảm nhiễm có thể lên tới 100%, trong đó 60 – 80% có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
  • Hầu hết chó bị bệnh ở thể nhẹ và dần hồi phục, tuy nhiên bệnh nặng hơn kèm theo viêm phổi xảy ra ở một số ít chó bị bệnh.
  • Ở thể bệnh dữ dội, chó thường bị chết, tỷ lệ chết từ 1 – 5% cũng có thể lên đến 8%. Sự bội nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tử vong.
  • Tỷ lệ chết cao hơn ở một số nhóm chó Greyhounds. Trong trường hợp của chó đua Greyhound Floria tỷ lệ chết lên đến 36%.
  • Các giống chó khác tỷ lệ chết không cao, tuy nhiên trong các trường hợp chăm sóc kém hoặc chó bị nhiễm thêm bệnh khác, biểu hiện của bệnh sẽ ở thể dữ dội hơn.

Chẩn đoán

  • Bệnh cúm ở chó với các triệu chứng lâm sàng như ho dai dẳng kéo dài giống với trường hợp chó bị viêm phổi hoặc các biển hiện lâm sàng khác trên đường hô hấp nên không thể chấn đoán chính xác được.
  • Trong phòng thí nghiệm, chẩn đoán huyết thanh học, xét nghiệm RT-PCRxét nghiệm iiPCR là những biện pháp tin cậy nhất để phát hiện virus cúm chó.
  • Tại phòng khám thú y sử dụng phương pháp iiPCR chẩn đoán cho hiệu quả cao thời gian xét nghiệm nhanh.

Phòng bệnh

  • Chăm sóc nuôi dưỡng chó chu đáo, đảm bảo dinh dưỡng cho chó.
  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.
  • Định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho chó, tiêm lần đầu vào lúc 6 – 8 tuần tuổi, sau đó cứ mỗi năm tiêm một lần cùng với các loại vaccine phòng bệnh Care, parvo, viêm gan truyền nhiễm, ….
  • Quản lý bầy đàn tốt cũng là điều kiện để tránh lây lan bệnh. Định kỳ vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Người chăm sóc, nuôi dưỡng chó cần giữ gìn vệ sinh thú y.
  • Trong các trường hợp phát hiện các dấu hiện bệnh trên đường hô hấp ở chó. Phải cách ly chó bệnh trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
  • Khi dịch bệnh xảy ra cần tuyệt đối cách ly cho bị bệnh để hạn chế vật bệnh bài tiết mầm bệnh. Các dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi và môi trường xung quanh cần sát trùng định kỳ.

 Hướng dẫn điều trị bệnh cúm ở chó

  • Tăng cường sức đề kháng và sử dụng kháng sinh là bước quan trọng trong điều trị bệnh cúm chó vì con vật rất dễ mắc vi khuẩn bội nhiễm.
  • Điều trị triệu chứng: giảm ho sử dụng thuốc cảm cúm cho chó như: Bromhexin, prednisone, ….
  • Bổ sung nước, chất điện giải, vitamin, …. Trường hợp con vật quá yếu cần tiến hành truyền dịch tĩnh mạch.

Bệnh cúm ở chó truyền nhiễm nhanh chóng, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh cần phải cách ly và đều trị sớm nhất cho vật nuôi. Chăm Sóc Thú Cưng khuyến khích người nuôi định kỳ xét nghiệm bệnh bằng phương pháp iiPCR chẩn đoán cho hiệu quả cao thời gian xét nghiệm nhanh chóng.

You might like