Bệnh giảm bạch cầu – Án tử của mèo?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) được mệnh danh là “Án tử” của loại mèo. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho mèo. Chỉ số bạch cầu trong máu thấp sẽ làm mèo dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả, bạn hãy đọc qua bài viết này nhé!

Các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chống lại những bệnh thông thường và tình trạng nhiễm trùng – vì vậy chúng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể.

“Giảm bạch cầu” là hiện tượng số lượng tế bào bạch cầu trong máu sụt giảm và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mèo.

Vậy nguyên nhân nào làm giảm lượng bạch cầu trong cơ thể mèo? Đầu tiên, bạn cần phải hiểu được cấu tạo và chức năng của bạch cầu.

  • Bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan được giải phóng vào máu để tiêu diệt vi khuẩn
  • Tế bào bạch huyết được sản xuất trong các hạch bạch huyết và lá lách.
  • Bạch cầu đơn nhân được lưu trữ trong lá lách và tủy xương.
  • Trong máu mèo có cả bạch cầu ái kiềm nhưng cho tới giờ các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu rõ chức năng của chúng.
bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Số lượng bạch cầu bình thường ở mèo thường nằm trong khoảng từ 5.500 đến 19.500 trên mỗi microlit máu.

Để xác định số lượng bạch cầu của mèo nhà bạn, bác sĩ thú y sẽ thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Nếu lượng bạch cầu trung tính và tế bào lympho lưu thông trong máu mèo thấp, những tế bào này có thể đã bị nhiễm trùng hoặc mèo đã bị nhiễm trùng huyết.

Thông thường mèo chỉ bị giảm bạch cầu tạm thời vì sau vài ngày lượng bạch cầu của chúng sẽ lại tăng lên bình thường.

Nguyên nhân của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến làm mèo bị giảm bạch cầu. Hai loại virus có thể gây ra tình trạng này là virus suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) và virus màng bụng truyền nhiểm ở mèo (FIP).

Những loại virus này có thể xâm nhập vào các tế bào bạch cầu, nhân đôi lên và do đó làm tăng lượng virus, giảm lượng bạch cầu.

Các nguyên nhân khác của bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn. Nhiễm loại nhiễm khuẩn mà mèo có thể gặp phải có thể từ áp xe, nhiễm trùng đường hô hấp trên tới nhiễm trùng huyết.
    Về cơ bản, bất kỳ bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nào cũng làm giảm lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính.
  • Các bệnh về tủy xương hoặc virus làm giảm bạch cầu có thể phá hủy tủy vì đây là nơi sản xuất các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm lượng bạch cầu.
  • Viêm tụy. Tuyến tụy bị viêm sẽ kéo các tế bào bạch cầu ra khỏi máu, do đó lượng bạch cầu trong máu mèo giảm.
  • Một số loại thuốc. Corticosteroid (được dùng để điều trị viêm khớp) có thể làm giảm lượng bạch cầu trong máu mèo.
  • Căng thẳng. Khi mèo căng thẳng, lượng bạch cầu của chúng sẽ bị giảm do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra.

Cách nhận biết bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Những triệu chứng liên quan tới việc mèo bị giảm bạch cầu bao gồm:

  • Nếu mèo bị giảm bạch cầu do virus gây bệnh hoặc virus suy giảm miễn dịch gây ra, mèo sẽ bị sốt, ủ rũ, sưng hạch bạch huyết, chán ăn, mệt mỏi, viêm nướu, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy ra máu và rụng lông.
  • Các triệu chứng do virus viêm phúc mạc gây ra cũng giống các triệu chứng của virus làm mèo suy giảm miễn dịch. Nhưng ngoài những triệu chứng trên, mèo còn có thể bị tích tụ chất lỏng trong phổi, khó thở, chướng bụng, tiểu thường xuyên và vàng da.
  • Nếu bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo là do nhiễm vi khuẩn thì mèo sẽ bị sốt, chán ăn, ủ rũ và mệt mỏi. Nếu mèo bị nhiễm trùng bên ngoài, da chúng sẽ phát ban, bị thương hoặc bị áp xe. Nếu mèo bị nhiễm trùng bên trong, chúng có thể bị sưng hạch bạch huyết, đau và cứng cả cơ lẫn khớp, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Nếu mèo bị giảm bạch cầu do bệnh tủy xương thì mèo cũng sẽ bị sốt, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi.
  • Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng trên là viêm tụy, mèo sẽ bị khó thở, mệt mỏi, chán ăn và thân nhiệt của chúng thấp hơn bình thường. Không giống như chó, mèo sẽ không nôn mửa hoặc bị đau bụng.
  • Nếu mèo bị giảm bạch cầu do uống các loại thuốc, các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc mà mèo đang uống: từ sốt, ủ rũ đến chán ăn và tiêu chảy. Đó là lý do tại sao bạn nên trò chuyện với bác sĩ thú y khi cho mèo uống những loại thuốc mới.
  • Nếu nguyên nhân của tình trạng trên là do căng thẳng, mèo sẽ hung hăng, không muốn giao tiếp với xã hội, chán ăn và rụng lông.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Nếu lượng bạch cầu trong máu mèo thấp, bác sĩ thú y sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp tùy thuộc vào nguyên nhân của vấn đề.

  • Rất tiếc là không có loại thuốc nào có thể chống lại virus. Khi mèo bị giảm bạch cầu do virus suy giảm miễn dịch hoặc virus viêm phúc mạc gây ra, điều quan trọng là bạn cần chăm sóc mèo kỹ lưỡng.
  • Bạn có thể cho mèo đi truyền dịch, thiết lập chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và cho chúng uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng thứ cấp mà mèo có thể mắc phải.
  • Thật không may, hầu hết những con mèo bị viêm phúc mạc đều tử vong. Nhưng bạn vẫn có thể ngăn tình trạng này xảy ra bằng cách cho mèo đi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phúc mạc.
  • Nếu mèo bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ thú y có thể kê nhiều loại thuốc cho mèo uống, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Nếu mèo bị giảm bạch cầu do bệnh tủy xương, bạn chỉ còn cách chăm sóc mèo để bệnh tình của chúng thuyên giảm hơn một chút thôi vì bệnh tủy xương không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, mèo có thể phải truyền máu. Tuy nhiên, có một loại vắc xin có thể ngăn tình trạng này xảy ra.
  • Nếu mèo bị viêm tụy, bạn nên cho mèo đi bệnh viện. Trong thời gian mèo ở nhà, mèo cần được tiêm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và truyền dịch.

Điều quan trọng là bạn cần cập nhật lịch khám sức khỏe của mèo. Nhờ đó, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra được số lượng tế bào máu định kỳ của mèo để phát hiện kịp thời bệnh giảm bạch cầu ở mèo, từ đó đưa ra được cách điều trị hợp lý nhất.

You might like